Ở lại với Chúa để được sống và sinh hoa kết quả dồi dào

Từ lâu nay có những cá voi, khi thì một vài con, khi thì cả đàn lên đến hàng chục con, không biết vì lý do gì, lại từ bỏ đại dương như lòng mẹ hằng đùm bọc ấp ủ chúng, để bơi ngược vào bờ, rồi trườn mình lên bãi nằm chờ chết. Những tổ chức bảo tồn sinh vật biển nỗ lực cứu mạng chúng, dùng những chiếc tàu kéo đưa chúng ra khơi, trả chúng về với lòng mẹ đại dương, nhưng rồi sau đó chúng lại bơi vào bờ, trườn mình lên cát để rồi nằm chết thối trên cạn. Đó là những cái chết tự chọn thật khó hiểu và có vẻ điên rồ! xem tiếp

Sức mạnh để sống

Một phụ nữ kia cũng cảm thấy ê chề nên bà đã quyết định không ra cửa đứng chờ chồng đi làm trở về như mọi khi. Lúc người chồng về đến, ông mở cửa nhưng không thấy vợ đâu, còn nhà cửa chỗ nào cũng lượm thượm bê bối. Những vết chân bùn đất của sấp nhỏ còn tèm lem trên tấm thảm phòng khách. Áo quần bừa bãi khắp nơi. Ông còn vấp cả vào những đồ chơi ngổn ngang dưới sàn nhà bếp. Bể nước thì đầy những chén đĩa chưa rửa. Trên bếp chẳng thấy cơm nước đâu. Những đĩa ăn từ sáng còn vương vãi trên bàn. Một lúc sau, ông mới nhận ra vợ ngồi thừ thẫn và chằm chằm nhìn vào tường như người mất hồn. Ông lên tiếng, “Chuyện gì vậy?” Bà vợ đáp, “Có gì đâu. Chả có gì cả. Ông cứ vặn vọ tôi suốt ngày ở nhà làm gì trong khi ông đi làm kiếm tiền. Đấy, ông xem đi. Hôm nay, tôi để yên đấy cho ông biết.” xem tiếp

Từ người bỏ cuộc trở nên Sứ giả Tin Mừng

( Lc 24, 35 – 48 )

Tin Mừng Chúa nhật III Phục sinh tập trung vào hai môn đệ rời Giêrusalem mang theo sự buồn sầu thất vọng về làng Emmaus. Quả thật, chính tại Giêrusalem hai ông đã chứng kiến các biến cố dẫn đến cái chết của Chúa Kitô như lời hai ông kể cho vị khách (Không Hay Biết) : “Có một người tên là Giêsu quê thành Nadarét. Người là một vị tiên tri có quyền lực trong hành động và ngôn ngữ, trước mặt Thiên Chúa và toàn thể dân chúng. Thế mà các trưởng tế và thủ lãnh của chúng ta đã bắt nộp Người để xử tử và đóng đinh Người vào thập giá. Phần chúng tôi, chúng tôi vẫn hy vọng Người sẽ cứu Israel. Các việc ấy đã xảy ra nay đã đến ngày thứ ba rồi” (Lc 24, 19 – 21). Đúng là mấy phụ nữ rằng thuật lại rằng Chúa Giêsu đã sống lại, nhưng đó là một tin lạ lùng không thể tin được, các bà chẳng những không củng cố được lòng tin cho các ông mà còn làm các ông “khiếp sợ” (x. Lc 24, 22), sợ đến nỗi bỏ cuộc, rời Giêrusalem, nơi mà “giấc mơ” của họ bị vỡ tan vì Thập Giá. xem tiếp

Vết Thương Của Lòng Thương Xót

(Ga 20, 19-31)

 Năm 1931, Chúa Giêsu đã mạc khải cho nữ Thánh Faustina Kowalska sứ điệp về lòng tôn sùng Lòng Thương Xót Chúa đối với thế giới, và Đức thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã là người phổ biến Thông điệp đó trên toàn cầu. Ngài chính là vị Giáo Hoàng đã quyết định thành lập lễ Lòng Thương Xót Chúa vào Chủ Nhật thứ II sau Phục Sinh kể từ ngày 22 tháng Tư năm 2001. Ngài có ý làm nổi bật mối liên hệt chặt chẽ giữa các mầu nhiệm Phục Sinh và Lễ Lòng Thương Xót Chúa, thánh Faustina nói : “Công trình cứu chuộc có liên quan đến công việc của Lòng Thương Xót“. xem tiếp

Ơn Toàn Xá Ngày Kính Lòng Thương Xót

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã quyết định các tín hữu có thể được hưởng ơn toàn xá trong ngày Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh. Quyết định trên đây được công bố trong sắc lệnh của Tòa Ân Giải Tối Cao đăng trên báo Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh.Sắc lệnh khẳng định rằng ơn toàn xá được ban với những điều kiện thường lệ là xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha cho những tín hữu nào trong ngày Chúa Nhật thứ hai Phục Sinh tức là Chúa Nhật Kính Lòng Thương Xót Chúa tại bất kỳ nhà thờ nào có lòng quyết tâm từ bỏ mọi quyến luyến tội lỗi kể cả tội nhẹ và tham dự vào các việc đạo đức tôn vinh lòng từ bi Chúa hay ít là đọc Kinh Lạy Cha và Kinh Tin Kính cùng với sự kêu cầu Chúa Giêsu từ bi trước sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được trưng bày công khai hoặc giữ trong nhà tạm. xem tiếp

Niềm Vui và Đức Tin Phục Sinh

Chúa Kitô đã Phục Sinh. Tin Mừng theo thánh Gioan tường thuật khá chi tiết, và đầy xác tín: Chúa đã sống lại (x.Ga 20,1-31).

Với tôi, Tin Mừng theo thánh Gioan như một nhân chứng vừa sung sướng, vừa hãnh diện thuật lại những gì mắt thấy tai nghe.

Bằng ngòi bút sâu sắc trong suy niệm; thâm tín trong diễn tả; quả quyết trong lời kể; say sưa trong chiêm ngắm; tràn ngập hạnh phúc, niềm vui, lòng mến nơi tâm hồn, thánh Gioan tường thuật hành trình chạm tới ơn phục sinh và chạm tới Đấng Phục Sinh mà các môn đệ, cụ thể là ba con người: Maria Macđala, Phêrô, Gioan đã trải qua để tiến đến đức tin mạnh mẽ rằng: “Chúa đã Phục Sinh”. xem tiếp

Chúa đã sống lại thật rồi (Đêm vọng Phục Sinh)

(Mc 16, 1-8)

“Mừng vui lên”, đó là lời đầu tiên của Giáo hội cất cao giọng công bố với niềm vui cả thể trong Đêm canh thức Phục sinh, đồng thời mời gọi con cái mình cùng mừng vui vì niềm vui ơn cứu độ. Chúa Kitô Vị Thủ Lãnh của chúng ta sau khi đã hiến mình chịu chết, Người đã sống lại khải hoàn và qua sự sống lại ấy, Người trao ban Sự Sống Mới cho chúng ta.

Đêm nay, chúng ta vui mừng chiêm ngắm vinh quang chiến thắng rạng ngời của Chúa Giêsu trên đau khổ và sự chết, để tất cả những ai tìm kiếm và tin vào Chúa là Chân lý thì được đời sống đời đời. Chúa Giêsu sống lại, niềm hy vọng của chúng ta. Không ai phải thất vọng, như những bà dù đã an táng Chúa, vẫn “mua thuốc thơm để đi xức xác Chúa Giêsu” (Mc 16,1) không một ai trong các bà tuyệt vọng hết. xem tiếp