THEO THÁNH GIOAN DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA

Mời gọi suy niệm gương thánh Gioan Tẩy Giả, một khuôn mặt của mùa Vọng –– qua chính lời khen ngợi của Chúa Giêsu: “Ta bảo thật các ngươi, trong các con cái người nữ sinh ra, chưa từng xuất hiện một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả; nhưng người nhỏ nhất trong nước trời còn cao trọng hơn ông”, Hội Thánh muốn ta lắng nghe và sống Lời Chúa để nên người “cao trọng”.

Cách duy nhất để thực hành Lời Chúa và nên cao trọng như thánh Gioan là: dọn đường. Nghĩa là canh tân cuộc sống của mình, lấp đi mọi ghồ ghề của chia rẻ, hận thù, lường gạt, mưu toan xấu, tính toán bẩn thỉu…

Tâm hồn là nơi Chúa ngự đến. Một khi ta biết dọn con đường đến tâm hồn, cho nó thông thoáng, Chúa mới có thể đến và có chỗ cư trú trong tâm hồn ta. xem tiếp

NHỮNG CÂY NẾN MÙA VỌNG

Giáo Hội đã bước vào Mùa Vọng, 4 Chúa Nhật chuẩn bị đón mừng biến cố trọng đại là kỷ niệm ngày hạ sinh của Chúa Cứu Thế. Ngài đến với trần gian qua hình hài một trẻ sơ sinh, và mang thân phận con người. Ngài chính là Emmanuel (Mt 1:23), có nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Thánh Phaolô Tông Đồ diễn tả về Ngài: “Ngài trở nên giống như con người ngoại trừ tội lỗi” (Hebrews 4:15). Biến cố lịch sử ấy đã diễn ra giữa đêm đông giá lạnh tại đồng quê Belem, hơn 2000 năm trước.  xem tiếp

Hãy Dọn Đường

Chủ đề: “Mùa vọng là thời gian để trở về với những gì nền tảng và đặt Đức Giêsu Kitô lên hàng đầu trong cuộc đời ta”

Trong cuốn “Nội lực nơi bạn” (The Power Within You), Pat William ở tiểu bang Philadelphia có kể một câu chuyện đặc biệt sau đây:

Năm 1980, vào một buổi trưa Chúa nhật nóng bức, một bệnh nhân trẻ bị chứng tê liệt não bộ tên là Cordell Brown đang đi bộ đến câu lạc bộ quán quân thế giới Philadelphia Phillies. Cordell bước đi hết sức khó khăn, nói năng cũng rất là khó. Ăn uống đối với anh là một bổn phận hết sức nặng nhọc. Khi thấy Cordell tới, nhiều người quay mặt đi đàng khác, hoặc cố tình không nhìn thấy anh. Ðó là cách phản ứng của một số người trong hội Phillies khi thấy Cordell đi tới câu lạc bộ. xem tiếp

TRIỆT PHÁ THÀNH LŨY VÔ HÌNH

Thành lũy vô hình

Có rất nhiều cản trở tự nhiên khiến con người không đến được với nhau, như ngăn cách vì sông sâu, biển rộng, đồi núi hiểm trở cheo leo hoặc có những cản trở khác do con người dựng nên như thành lũy kiên cố để ngăn chặn quân thù.

Ngoài những cản trở bên ngoài nói trên, còn có những cản trở bên trong, tuy vô hình nhưng rất nguy hại; đó là lòng hận thù, nghi kỵ, giận hờn, ghen tỵ, tranh chấp, kiêu căng, ích kỷ…

Đây là những thành luỹ vô hình, không có bề cao, bề rộng, bề sâu nhưng có khả năng ngăn cách con người rất hiệu quả. Có những gia đình ở kề bên nhau nhưng vì hận thù ghen ghét nên không hề lui tới với nhau; thậm chí có những anh em ruột thịt mà mấy chục năm trời không nhìn mặt nhau chỉ vì tranh chấp đố kỵ. Có khi vợ chồng cùng sống chung phòng nhưng tâm hồn hai người cách xa nhau vạn dặm.

xem tiếp

KINH NGẠC VÀ SAY MÊ

“Tất cả đều ăn no”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay nói đến những bữa tiệc kỳ vĩ của Thiên Chúa, tiệc Cựu Ước, tiệc Tân Ước; qua đó, tấm lòng hào hiệp của Chúa Trời được tỏ lộ, đồng thời, báo trước bữa tiệc Thánh Thể khi Con Thiên Chúa tự hiến mình, khoản đãi liên lỉ những ai ‘kinh ngạc và say mê’ Ngài.

Lạ lùng thay, trước viễn cảnh lưu đày cách đây gần 2,800 năm, ngôn sứ Isaia vẫn tuyên sấm về một Thiên Chúa quyền năng và hào phóng, Đấng sẽ lau sạch nước mắt trên mọi khuôn mặt, cất bỏ sự tủi hổ của dân và sẽ chiêu đãi muôn dân một bữa no say, “Ngày ấy, Chúa các đạo binh sẽ thết tất cả các dân trên núi này một bữa tiệc đầy thịt rượu, thịt thì béo, rượu thì ngon”. Isaia nói như người đang say, chân cao chân thấp; đúng hơn, ông nói như người đang mơ, dẫu là mơ giữa ban ngày, vì lẽ lúc bấy giờ, Israel dân Chúa sắp phải trẩy đi lưu đày nơi đất khách quê người. xem tiếp

THÁNH TÂM BIỂU LỘ TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

Không có từ ngữ nào diễn tả tình cảm được người ta dùng nhiều cho bằng hai chữ  “tình yêu”. Chính vì quá quen thuộc như vậy, nên cũng không có từ ngữ nào bị lạm dụng cho bằng hai tiếng ấy.

Người ta nhân danh tình yêu để cho cụ già sắp chết một mũi thuốc mà họ gọi là “chết êm dịu” mà mặt trái là nhằm khử đi một gánh nặng.

Người ta cũng nhân danh lòng thương xót hủy diệt một bào thai khi phát hiện thai nhi có bệnh và sợ phải nuôi kẻ tật nguyền.

Hủy diệt một nền văn hóa của thổ dân bản địa, người ta cũng cao rao tình yêu. xem tiếp